Một số loại thuốc trị bệnh, Vitamin và khoáng chất

THUỐC TRỊ BỆNH VÀ CÁCH TRỊ CHO CÁ

Bệnh cá                                              Thuốc                                                  Cách sử dụng

1. Bệnh nấm thủy mi                          Formalin                                              Tắm cho cá

2.Hội chứng lở loét                            Vôi                                                        Vệ sinh ao

3.Bệnh thích bào tử trùng                  Vôi                                                        Vệ sinh ao  

4.Bệnh trùng bánh xe                        Nước muối, CuSO4, Formalin              Tắm cho cá

5.Bệnh trùng quả da                          Formalin, Fungicide-MG                      Phun xuống ao

6.Bệnh sán lá đơn chủ                       Thuốc tím, Formalin                             Tắm cho cá

7.Bệnh trùng mỏ neo                         Lá xoăn, thuốc tím                                Bón cho ao, tắm cá

8.Bệnh rận cá                                     Thuốc tím                                             Tắm cho cá

CÁC NHÓM VITAMIN DÀNH CHO CÁ

1. Vitamin tan trong nước

Nhóm vitamin tan trong nước bao gồm vitamin nhóm B, vitamin C,... Có một giá trị dinh dưỡng rõ rệt.

1.1 Vitamin nhóm B

      Vitamin nhóm B gồm vitamin nhóm B1, B2, B6, B12,...chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sống của động vật thủy sản, thiếu Vitamin nhóm B chúng thường xuất hiện những triệu chứng bệnh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe và thiệt hại đáng kể đến hiệu quả sản xuất.
     
     Vitamin B1: có chức năng là co-enzyme trong biến dưỡng carbonhydrate. Do đó nó cần thiết cho động vật thủy sản tăng trưởng và hoạt động sinh sản bình thường. Thức ăn chứa nhiều năng lượng cần bổ sung thêm loại vitamin này, cá ăn tạp thường có nhu cầu Vitamin B1 cao hơn cá ăn động vật. Nhu cầu Vitamin B1 ở cá thấp khoảng 1-15mg/kg. Dấu hiệu rõ nhất khi cá ăn thức ăn thiếu Vitamin B1 là sinh trưởng giảm và dấu hiệu này thường xuất hiện sau 8-10 tuần.

     Vitamin B2: là co-enzyme cho nhiều phản ứng oxy hóa khử và trao đổi ion. Nhu cầu Vitamin B2 khoảng 8-10mg/kg thức ăn cho loài cá chép và cá da trơn. Các dấu hiệu thường gặp ở cá thiếu Vitamin B2 là giảm sinh trưởng, thiếu máu, sợ ánh sáng, xuất huyết da, vây...

     Vitamin B6: là co-enzyme cho phản ứng decarboxyl hóa cho các acid amin nên Vitamin B6 liên quan đến sự biến dưỡng protein. Dấu hiệu thiếu Vitamin B6 tăng lên khi thức ăn có hàm lượng protein cao. Vì vậy Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng đối với những loài cá ăn động vật. Nhu cầu Vitamin B6 ở cá khoảng 5-10mg/kg . Các dấu hiệu bệnh lý thường gặp khi cá ăn thức ăn thiếu Vitamin B6 là rối loạn thần kinh, giảm khả năng miễn dịch, thiếu máu... Dấu hiệu này biểu hiện ở cá chép sau 4-6 tuần và ở cá da trơn là 6-8 tuần.

     Vitamin B12: cần cho quá trình thành thục và phát triển phôi, cả động vật và thực vật đều không có khả năng tổng hợp Vitamin B12 nó có thể được tổng hợp bởi vi khuẩn đường ruột của một số loài cá như: cá da trơn, rô phi và cá chép. Nhu cầu Vitamin B12 cho cá còn rất hạn chế khoảng 0,015-0,2mg/kg. Biểu hiện thiếu Vitamin B12 chưa thể hiện rõ, biểu hiện thường thấy là giảm sinh trưởng.

1.2 Vitamin C

      Vitamin C được xác định là rất quan trọng cho động vật thủy sinh bởi vì trong khi hầu hết các động vật khác điều có khả năng tổng hợp Vitamin C từ glucuronic acid thì cá và giáp xác lại thiếu enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp. Chính vì thế Vitamin C của động vật thủy sản được hấp thu chủ yếu từ thức ăn.
Vitamin C có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, nó tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bởi việc tạo thành collagen (chất tăng cường các phản ứng miễn dịch và sức đề kháng bệnh của tôm cá), tổng hợp corticosteroids (chất có liên quan đến khả năng chịu đựng cuả tôm cá). Thức ăn có hàm lượng Vitamin C cao có lợi ích cho việc giảm sốc của cá, Vitamin C giúp cho sắt được hấp thụ tốt do đó ngăn ngừa được bệnh thiếu máu. Thức ăn thiếu Vitamin C là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lý như bệnh vẹo cột sống ở cá. Ở giai đoạn ấu trùng cá cần nhiều Vitamin C hơn giai đoạn trưởng thành, nó không những làm gia tăng tốc độ tăng trưởng mà còn làm tăng sức đề kháng.

2. Vitamin tan trong chất béo

      Nhóm Vitamin tan trong chất béo gồm vitamin A, D, E và K. Nhóm này được hấp thu qua ruột cùng với chất béo trong thức ăn. Nhóm vitamin này sẽ tích lũy trong cơ thể khi được cung cấp vượt quá nhu cầu. Vì vậy nhu cầu về nhóm vitamin này rất biến động và phụ thuộc vào lượng vitamin được tích lũy trước đó trong cơ thể cá.

2.1 Vitamin A

      Vitamin A có hai dạng là Vitamin A1 (retinol) được tìm thấy ở động vật hữu nhũ và động vật biển, Vitamin A2 (3-dehydroretinol còn được gọi là retinol 2) được tìm thấy ở cá nước ngọt. Vitamin A cần thiết cho mắt, vận chuyển Canxi qua mang tế bào, thành thục và phát triển phôi. Ở giai đoạn cá giống thường rất nhạy cảm với việc thiếu Vitamin A trong thức ăn, trong khi ở giai đoạn trưởng thành Vitamin A có thể được tích lũy nhiều trong gan nên ít bị ảnh hưởng hơn. Một vài loài cá có thể chuyển đổi ꞵ-caroten thành Vitamin A. Hàm lượng Vitamin A được đề nghị cho cá là 1000-2000ul/kg. Cá ăn thức ăn không đủ Vitamin A sẽ thiếu máu, xuất huyết trắng, mang, thận, màu sắc cơ thể thay đổi...

2.2 Vitamin D

       Vitamin D có hai dạng là Vitamin D2 (engocalciferol) và Vitamin D3 (cholecalciferol). Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và hấp thu Ca, P. Khi bổ sung thiếu hoặc thừa Vitamin D đều làm ảnh hưởng đến cá.
Hàm lượng Vitamin D cần bổ sung cho cá từ 500-1000ul/kg. Dấu hiệu khi thiếu Vitamin D ở cá là sinh trưởng và hàm lượng khoáng trong cơ thể giảm.

2.3 Vitamin E

      Vitamin E có một số dạng khác nhau, trong đó dạng 𝝰 - tocophenol là có chứa hàm lượng Vitamin E hoạt tính cao nhất, một trong những chức năng sinh học của Vitamin E là ngăn cản quá trình oxy hóa chất béo cao phân tử không no (HUFA) của lipit trong màng tế bào sinh học. Vitamin E có vai trò trong quá trình tổng hợp và hoạt động của các hormone sinh dục. Nhu cầu Vitamin E tăng khi hàm lượng PUFA trong thức ăn cao. Nhu cầu Vitamin E ở cá khoảng 30-100mg/kg. Dấu hiều thiếu Vitamin E ở cá là giảm sinh trưởng, tỷ lệ chết cao, thoái hóa cơ, tích mỡ trong gan...

2.4 Vitamin K

      Vitamin K có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu ở động vật và cả ở cá. Thiếu Vitamin K dẫn tới cá không có khả năng tổng hợp proconvertin và prothrombin (chất cần thiết cho quá trình đông máu). Dạng Vitamin K được sử dụng tốt nhất cho cá là Vitamin K3.
Nhu cầu Vitamin K ở cá là 10mg/kg thức ăn.

CÁC NHÓM KHOÁNG CHẤT THIẾT YẾU

1. Nhóm khoáng chất đa lượng

1.1 Canxi (Ca), Photpho (P) và Magie (Mg)

       Ca và P cần thiết cho quá trình hình thành xương. Ca còn tham gia vào quá trình đông máu, co cơ, dẫn truyền thông tin thần kinh, duy trì áp suất thẩm thấm. P có vai trò trong quá trình biến dưỡng các chất dinh dưỡng cơ thề, duy trì ổn định pH trong cơ thể. Mg giữ vai trò quan trọng trong các phản ứng phosphoryl hóa và một số hệ thống enzyme. Nhưng cá nước ngọt hoặc cá nuôi trong nước có độ mặn thấp hầu như không lấy được Ca, Mg từ môi trường nên thức ăn của những loại cá này cần chu ý vì hàm lượng Ca, Mg thức ăn thấp sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.
       P hầu như chỉ được lấy từ thức ăn. Dấu hiệu thiếu P là sinh trưởng chậm, hiệu quả sử dụng thức ăn và hàm lượng khoáng trong xương, vảy, vỏ giảm. Ngoài ra trong cá chép còn có dấu hiệu tăng lượng mỡ, giảm lượng nước trong cơ thể và lượng P trong máu.

1.2 Các khoáng chất đa lượng khác

       Các khoáng chất đa lượng như Na, Cl và K thì cần thiết cho các hoạt động sinh lý của cơ thể. Tuy nhiên trong nước ngọt và đặc biệt là nước biển đều có nhiều các nguồn khoáng này. Chức năng chủ yếu là duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của cơ thể, cân bằng acid - bazơ, dẫn truyền thần kinh, duy trì cấu trúc tế bào.

2. Các nguyên tố vi lượng

       Fe, Cu, Zn,... là những nguyên tố vi lượng vì chúng hiện diện với một hàm lượng rất thấp nhưng có ảnh hưởng một cách rõ rệt đến các quá trình trao đổi chất.

2.1 Sắt (Fe)

      Fe trong cơ thể tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ như Hemoglobin hay có  thể ở dạng vô cơ như Fe dạng dự trữ. Fe giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp. Thiếu Fe cá sẽ giảm lượng hồng cầu và gan vàng. Trong khẩu phần thức ăn Fe ở dạng vô cơ dễ hấp thu hơn Fe hữu cơ và Fe2+ hấp thu nhanh hơn Fe3+. Cá có thể hấp thu Fe qua môi trường, thức ăn có nguồn gốc động vật chứa nhiều Fe thích hợp cho sự hấp thu của cá.

2.2 Đồng (Cu)

     Là thành phần nhiều enzyme có tính oxy hóa và có vai trò quan trọng trong sự hô hấp, là thành phần của sắc tố đen (Melanin), kích thích quá trình sử dụng Fe và là chất xúc tác cho việc tạo thành Hemoglobin (Hb). Cá thiếu Cu cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và dễ nhiễm bệnh.

2.3 Kẽm (Zn)

      Zn là thành phần cấu tạo enzyme carbonicanhydrase (xúc tác phản ứng hydrat hóa) làm tăng khả năng vận chuyển CO2 và kích thích tiết HCL trong dạ dày. Khi thiếu Zn cá giảm tăng trưởng và giảm sức sinh sản.

RẤT HANH HẬN ĐƯỢC PHỤC VỤ BÀ CON!